Monday, 29/04/2024 - 04:33|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Hùng Cường

Tập thể cán bộ gv và hs tham gia cuộc thi tìm hiểu về quân khu 3.

Câu 1: Quân khu 3 thành lập ngày, tháng, năm nào? Qua bao nhiêu lần tách, nhập, đổi tên? Địa bàn Quân khu 3 ngày nay gồm những địa phương nào?

Câu 2: Trải qua 75 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, quân và dân Quân khu 3 đã lập nhiều chiến công hiển hách, đồng chí (bạn) hãy giới thiệu mỗi tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 01 trận đánh tiêu biểu? Ý nghĩa của trận đánh đó tới cục diện chiến trường hoặc sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 3: Để có được truyền thống vẻ vang “Đoàn kết, chủ động, sáng tạo, hy sinh, chiến thắng”, LLVT Quân khu 3 đã có những đóng góp to lớn và được tặng những phần thưởng cao quý nào kể từ khi thành lập đến ngày 31/12/2019?

Câu 4: Tạp chí Lịch sử Quân sự tháng 6/1992 đăng câu nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Quân khu 3, Quân khu đồng bằng án ngũ Thủ đô, dự vào Tây Bắc và Việt Bắc, nối liền đất Thanh, Nghệ miền Trung, lại nhìn ra biển cả, giàu tài nguyên và quan trọng về chiến lược. Thời bình đây là một trong những vùng đất căn bản để xây dựng và phát triển, là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Thời chiến đây là hậu phương quốc gia, đồng thời là một mặt trận  chống quân xâm lược, nhiều tên làng, tên đất, tên sông đã trở thành tên gọi của những chiến công hiển hách”, theo đồng chí (ban) câu nói đó có ý nghĩa như thế nào đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế và yêu cầu củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa?

Câu 5: Đồng chí (bạn) hay việt một đoạn văn, bài thơ về con người và vùng đất Quân khu 3, hoặc kỷ niệm sâu sắc của mình trong đời quân ngũ? (không quá 1.000 từ).

Câu 6: Theo đồng chí (bạn) Cuộc thi tìm hiểu “Quân khu 3 – 75 năm đồng hành cùng dân tộc” có bao nhiêu người tham gia?

Đối tượng tham gia dự thi: Cán bộ, chiến sỹ lực lượng tự vệ, DBĐV, CCB, CQN, Đoàn viên thanh niên trong Công ty. (trừ thành viên Ban tổ chức, Ban Giám khảo và cán bộ tham gia trực tiếp vào quá trình tổ chức cuộc thi)

Hình thức:

Thi viết, bài dự thi phải được viết bằng tiếng Việt (viết tay hoặc đánh máy) không chấp nhận bản sao, bản photocopy. Mỗi cá nhân được tham gia một

bài dự thi. Nội dung bài dự thi phải trả lời toàn bộ câu hỏi do Ban tổ chức cuộc thi đề ra theo thứ tự từ câu 1 đến câu 6; hình thức trình bầy công phu, có ví dụ hình ảnh minh họa từ thực tiễn, trình bày sạch đẹp, khoa học. Ban tổ chức ưu tiên chấm những bài thi có cách trình bầy độc đáo, sưu tầm những hình ảnh và tư liệu quý (khuyến khích các bài dự thi viết tay),

Hình thức bài thi: Trang bìa bài dự thi ghi rõ: “Bài dự thi thi tìm hiểu lịch sử "Quân khu 3 - 75 năm đồng hành cùng dân tộc" và các thông tin liên quan đến người dự thi bao gồm: Họ và tên, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tuổi, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người dự thi ghi chính giữa, phía dưới. Bài dự thi được đánh số trang (Chính giữa, lề trên).

Từ ngày 25/8/2020 ¸ 30/8/2020 Ban tổ chức nhận bài từ các đơn vị. (Chậm nhất ngày 30/8/2020)

Từ ngày 30/8/20120 ¸ 04/9/2020 Ban tổ chức chấm bài, chọn bài gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp trên.

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 3
Tháng 04 : 119
Năm 2024 : 955